Đọt non quăn queo, xoắn lại, quầng đen mặt dưới lá xuất hiện cảnh báo bọ trĩ trên hoa hồng leo

Bọ trĩ trên hoa hồng leo được rất nguy hiểm, nó sẽ làm cây hồng của bạn yếu sức sống, lá quăn queo, nụ cháy, đọt đen và không phát triển nỗi. Nếu bạn yêu vẻ đẹp sang trọng của hoa hồng leo thì phải học cách phòng trị bọ trĩ vì nó thường hay xảy ra trong suốt quãng đời phát triển của hồng leo.

Nói vậy không ngoa chút nào, khi bạn trồng một hoa hồng leo trong sân vườn tức là bạn đã mang theo người bạn đồng hành bọ trĩ. Nắm được biểu hiện, biện pháp phòng tránh thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bọ trĩ trên hoa hồng leo

Bọ trĩ hay còn gọi là con bù lạch có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 1 mm nên khó nhìn bằng mắt thường nên chỉ biết hoa hồng bị bọ trĩ  khi xem những biểu hiện trên lá hoa, nụ hoa và thân hồng leo

Bọ trĩ trên hoa hồng leo ăn đọt non gây biến dạng lá

Bọ trĩ trên hoa hồng leo ăn đọt non gây biến dạng lá

Dấu hiệu nhận biết bệnh bọ trĩ trên hoa hồng leo

  • Bọ trĩ thích chích hút nhựa trên lá non nên khi quan sát ta thấy lá non bị biến dạng xoăn lại, sức sống cây kém. Khi bị nặng chồi non nhú ra lập tức cháy đen.

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây biến dạng lá

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây biến dạng lá

  • Nhận biết trên hoa thì ta thấy bọ trĩ hút nhựa đầu cuống hoa, làm cho đầu teo tóp lại. Hoa khi nở bị biến dị, teo nhỏ, kích thước chỉ bằng 1/5 hoặc 1/10

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây biến dạng nụ

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây biến dạng nụ

  • Lá trưởng thành xuất hiện những quầng đen loang lỗ màu nâu đồng.

Bọ trĩ trên hoa hồng leo làm quầng đen đồng xuất hiện trên lá trưởng thành

Bọ trĩ trên hoa hồng leo làm quầng đen đồng xuất hiện trên lá trưởng thành 

  • Lá vàng, rụng lá, màu hoa không thắm sắc, không bền

Bọ trĩ có khả năng sinh sản cao trung bình 1 con cái đẻ 79 trứng/ngày; trung bình quãng đời của 1 con cái có thể đẻ từ 3 – 114 quả khi không giao phối và đẻ từ 3 – 204 quả khi giao phối (Nghiên cứu về Thrips palmi năm 1989). Bọ trĩ trên hoa hồng có vòng đời ngắn khoảng 2 tuần nên khả năng kháng thuốc mạnh, con trưởng thành có thể bay xa, di chuyển theo hướng gió nên khả năng lây lan, phát tán bệnh là khá cao và khả năng ủ bệnh qua mùa sau. Thời tiết nóng là thời điểm thuận lợi để bọ trĩ phát triển mạnh. Cây hồng leo khi bị bọ trĩ nặng sẽ tàn lụi và chết. Do mức độ gây hại cao và khả năng lây lan nhanh do đó phòng bệnh bọ trĩ trên hoa hồng leo là việc hết sức cần thiết.

Vòng đời bọ trĩ trên hoa hồng leo

Vòng đời bọ trĩ trên hoa hồng leo

Biện pháp phòng trừ khi hoa hồng leo bị bọ trĩ

Phòng trừ bọ trĩ trên hoa hồng leo có 3 hướng khác nhau, đó là khi bệnh nặng, mới chớm bệnh và phòng trừ

Điều trị bọ trĩ khi cây bị nặng: Lá và hoa bị biến dạng nặng chỉ còn bằng khoảng 1/10 kích thước bình thường. Cánh hoa bị quéo lại, lồi nhị hoa

Bọ trĩ trên hoa hồng lám hoa bị biến dạng lồi nhụy

Bọ trĩ trên hoa hồng lám hoa bị biến dạng lồi nhị

  • Cách ly cây hồng bị bọ trĩ nặng, lặt hết lá bị bọ trĩ gây hại sau đó thu gom vào bịch ny lông hoặc tiêu hủy không để mầm bệnh lây lan.

  • Không dùng các loại phân bón lá, bón đạm cho cây mà chỉ tập trung chữa bệnh cho hồng leo.

  • Tưới nước đầy đủ cho cây để cung cấp đầy đủ nước cho cây

  • Dùng luân phiên một số thuốc trị bọ trĩ gây hại như:

  • Radiant – Thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng tiếp xúc, vị độc, hấp thu sâu vào biểu bì của cây trồng và hiệu lực kéo dài. Bạn nên pha 2 ml/bình 2 lít nước

Radiant - Thuốc trừ sâu sinh học chuyên trị bọ trĩ

Radiant – Thuốc trừ sâu sinh học chuyên trị bọ trĩ

  • Confidor – Thuốc đặc trị bọ trĩ, bạn có thể pha 1.5 ml thuốc cho bình 2 lít

Confidor - Thuốc đặc trị bọ trĩ

Confidor – Thuốc đặc trị bọ trĩ

  • Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 1 số loại thuốc trị bọ trĩ sau đây như Susupes 1.9 EC, Hapmisu 20 EC…

Điều trị bọ trĩ khi cây bị nhẹ: lá xoăn nhẹ kích thước lá và hoa thu lại khoảng ⅕. Hoa nở bị lồi nhị hoặc bình thường nhưng phía sau lưng hoa có những vết cháy xám.

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây ra những vết xám sau lưng hoa

Bọ trĩ trên hoa hồng leo gây ra những vết xám sau lưng hoa

  • Cách ly cây hồng bị bọ trĩ, lặt hết lá bị bọ trĩ gây hại sau đó thu gom vào bịch ny lông hoặc tiêu hủy không để mầm bệnh lây lan.

  • Tưới nước đầy đủ cho cây để cung cấp đầy đủ nước cho cây

  • Dùng các loại phân bón vào gốc, bón đạm cho cây ở phần gốc

  • Dùng luân phiên các loại thuốc trị bọ trĩ có gốc hóa học khác nhau như:

  • Ascend20SP (Hoạt chất: Acetamiprid 20%) – Thuốc trừ sâu tác động tiếp xúc, vị độc, đặc trị rầy nâu, bọ trĩ, rệp sáp. Pha 1.5g/bình 2 lít

Ascend 20SP - Thuốc chuyên trị bọ trĩ

Ascend20SP – Thuốc chuyên trị bọ trĩ

  • Thảo mộc trị sâu rầy – Chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt được sử dụng trong canh tác tự nhiên để xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng. Pha 20 ml dung dịch với 2 lít nướcThảo mộc trị sâu rầy - Phòng trừ sâu rầy phá hoại hồng leo

Thảo mộc trị sâu rầy – Phòng trừ sâu rầy phá hoại hồng leo

Phòng trừ bọ trĩ cho cây:

  • Khi mới nhận cây từ vườn về, tốt nhất nên lặt hết lá và phun bọ trĩ ngừa bệnh tránh lây lan cho cây vườn nhà. Hoặc ngừa bọ trĩ cho những cây có sẵn tại nhà để không lây cho cây hồng mới đem về.

  • Nên trồng với mật độ thưa, trung bình khoảng cách là từ 1-2m

  • Dùng các loại thuốc trị bọ trĩ như Ascend20SP, Radiant (Spinetoram 60g/l), Confidor (Imidacloprid: 100g/l), Thảo mộc trị sâu rầy luân phiên để phòng ngừa

  • Tăng sức đề kháng cho cây với Dinh dưỡng thảo mộc đểtăngkhả năng chống lại các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra bệnh, sâu và côn trùng gây hại. Pha 10 ml với 2 lít nước để phun lên lá và đất, tốt nhất là 20 ngày phun 1 lần

Dinh dưỡng thảo mộc - Tăng sức đề kháng cho hồng leo

Dinh dưỡng thảo mộc – Tăng sức đề kháng cho hồng leo

  • Cung cấp đầy đủ nước, đạm cho cây để cây có sức khỏe tốt khả năng kháng sâu bệnh cao

Những lưu ý khi điều trị bọ trĩ trên hoa hồng leo: Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trước 18g để cây có khả năng hấp thụ tốt hơn (vào mùa nắng). Riêng mùa mưa chỉ phun vào buổi sáng, không phun vào buổi chiều.

  • Bị bọ trĩ nặng: nên phun 2 lần/tuần trong 2 tuần. Lá bị bọ trĩ sẽ không thẳng nên lặt bỏ đi vì trứng bọ trĩ thường ở nách lá.

  • Bị bọ trĩ nhẹ (chồi non ra thẳng) thì phun 1 lần/tuần và nửa tháng thì đổi thuốc 1 lần. Cứ luân phiên thay thuốc cho đến khi cây hết bọ trĩ

  • Chưa bị bọ trĩ nên phun 1 lần/2 tuần và cũng luân phiên thuốc để ngừa bệnh.

Nhận biết biểu hiện của bọ trĩ trên hoa hồng leo gây ra thì bạn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này cho hồng leo mà không phải lo sợ khi nước đến chân mà bạn mới hành động.

     

 Để  đặt mua CÂY GIỐNG HOA HỒNG LEO CAO CẤP quý khách vui lòng click vào link dưới đây:

Next Hoa hồng leo cao cấp Pre button

 

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255